Quy Trình Thực Hiện Vòng Đời Sản Phẩm Cho Sản Phẩm Vật Liệu Xây Dựng
Trong bối cảnh ngành xây dựng hướng tới phát triển bền vững, việc đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA – Life Cycle Assessment) cho vật liệu xây dựng ngày càng trở nên quan trọng. Quy trình LCA không chỉ giúp doanh nghiệp nắm rõ tác động môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm mà còn là chìa khóa để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí và đáp ứng các tiêu chuẩn xanh hiện đại như EPD, LEED, BREEAM, v.v…
Quy trình thực hiện LCA gồm các bước chính
1. Thiết lập dự án LCA: Bao gồm việc xác định mục đích, lựa chọn sản phẩm và thành lập nhóm triển khai.
2. Thực hiện LCA:
- Xác định mục tiêu và phạm vi đánh giá
- Phân tích kiểm kê vòng đời (LCI)
- Đánh giá tác động vòng đời (LCIA)
- Diễn giải và lập báo cáo kết quả
- Thiết lập báo cáo
Trong đó, các bước thực hiện LCA chi tiết bao gồm:
Bước 1. Xác định ranh giới hệ thống: Các giai đoạn như khai thác nguyên liệu (A1), vận chuyển (A2), sản xuất (A3), xây dựng (A4–A5), sử dụng (B1–B7), kết thúc vòng đời (C1–C4) và tái sử dụng/tái chế (D) đều được xem xét đầy đủ.
Đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng, việc lựa chọn ranh giới LCA được khuyến nghị như sau:
Các giai đoạn vòng đời sản phẩm | Tên | Ký hiệu | Lựa chọn đánh giá | Ghi chú/Khuyến nghị |
Giai đoạn sản xuất | Khai thác nguyên liệu | A1 | Bắt buộc | Thực hiện ở cấp độ các nhà máy sản xuất VLXD |
Vận chuyển | A2 | Bắt buộc | ||
Sản xuất | A3 | Bắt buộc | ||
Giai đoạn xây dựng | Vận chuyển | A4 | Bắt buộc | Thực hiện ở cấp độ nhà máy nếu có dữ liệu đầy đủ về quá trình vận chuyển từ nhà máy đến công trình |
Xây dựng, lắp đặt | A5 | Bắt buộc | ||
Giai đoạn sử dụng | Sử dụng | B1 | Lựa chọn | |
Bảo trì | B2 | Lựa chọn | ||
Sửa chữa | B3 | Lựa chọn | ||
Thay thế | B4 | Lựa chọn | ||
Cải tạo | B5 | Lựa chọn | ||
Sử dụng năng lượng cho vận hành | B6 | Lựa chọn | ||
Sử dụng nước cho vận hành | B7 | Lựa chọn | ||
Giai đoạn kết thúc vòng đời | Phá dỡ | C1 | Lựa chọn | |
Vận chuyển | C2 | Lựa chọn | ||
Quá trình xử lý chất thải | C3 | Lựa chọn | ||
Thải bỏ | C4 | Lựa chọn | ||
Tái sử dụng, thu hồi, tái chế | D | Lựa chọn |
Bước 2: Thu thập và kiểm tra dữ liệu
Dữ liệu đầu vào và đầu ra của quy trình được thu thập. Tuỳ thuộc mục tiêu và yêu cầu chất lượng dữ liệu mà có thể lấy từ các nguồn khác nhau bao gồm:
- Thu thập trực tiếp tại từng quá trình
- Lấy từ dữ liệu chung của toàn nhà máy
- Lấy từ các tài liệu công bố
- Lấy từ các cơ sở dữ liệu tham khảo
Dữ liệu cần thu thập theo phạm vi thời gian, phạm vi công nghệ đã được đặt ra từ ban đầu. Đối với báo cáo LCA dùng cho hồ sơ EPD (Tuyên bố sản phẩm môi trường), cần thu thập tối thiểu dữ liệu hoạt động của 12 tháng.
Dữ liệu nên được thu thập bởi các nhân sự liên quan trực tiếp tới hệ thống sản phẩm để đảm bảo độ chính xác. Do vậy, người thu thập dữ liệu cần được đào tạo cho về LCA và các thông số dữ liệu cần thu thập.
Thông thường, thời gian mục tiêu cho thu thập dữ liệu là một năm. Việc thu thập dữ liệu nên được bắt đầu từ quy trình quan trọng nhất sau đó chuyển sang các quy trình ít quan trọng hơn.
Thu thập dữ liệu đầu vào
- Đầu vào năng lượng, đầu vào nguyên liệu thô, đầu vào phụ trợ, các đầu vào vật chất khác
Thu thập dữ liệu đầu ra
- Nước thải
- Khí thải
- Nhiệt
- Chất thải rắn
- Các chất thải khác
- Sản phẩm, sản phẩm đồng hành
Bước 3: Phân tích và báo cáo:
Dữ liệu được phân tích, chuẩn hóa và trình bày trong báo cáo giúp đưa ra các quyết định kỹ thuật, quản lý và truyền thông hiệu quả.
Bước 4: Đánh giá tác động (LCIA)
Đánh giá tác động (LCIA) là giai đoạn trong đó tập hợp các kết quả của quá trình phân tích kiểm kê được tiếp tục xử lý dưới dạng các tác động tới môi trường. Một danh sách các tác động được xác định và các tương ứng với đó là các chỉ số cho từng tác động được lựa chọn. Việc lựa chọn các loại tác động được xem xét có thể lượng hoá được hay không.
Lợi ích khi áp dụng LCA
Áp dụng LCA không chỉ là xu hướng, mà còn là giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp vật liệu xây dựng phát triển bền vững trong tương lai. Từ báo cáo LCA, doanh nghiệp có thể xây dựng hồ sơ EPD – Tuyên bố sản phẩm môi trường, minh bạch các tác động môi trường của sản phẩm trong toàn bộ vòng đời, từ khai thác nguyên liệu đến khi thải bỏ.
Việc sở hữu EPD không chỉ giúp nâng cao uy tín thương hiệu và niềm tin với khách hàng, mà còn mở rộng cơ hội tham gia vào các công trình đạt chứng chỉ công trình xanh như LEED, LOTUS, BREEAM, vốn ngày càng trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong các dự án bất động sản cao cấp, đô thị thông minh và công trình công cộng. Các hệ thống đánh giá công trình xanh đều ưu tiên sử dụng vật liệu có EPD, từ đó giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và dễ dàng tiếp cận các dự án lớn trong và ngoài nước.
Áp dụng LCA là bước đi chiến lược để doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng xanh hóa và chuyển đổi số ngành xây dựng, hướng đến phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính theo định hướng quốc gia.
Để biết thêm thông tin về dịch vụ tư vấn thực hiện LCA và EPD, vui lòng liên hệ Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC, số điện thoại 03322.68626 hoặc 0866.059.659.