Tin chung

Khái niệm phát triển bền vững? Lộ trình thực hiện phát triển bền vững tại Việt Nam

Khái niệm phát triển bền vững chính thức được công bố năm 1987 là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.

Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện từ khi nào?

Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) chính thức định hình và phổ biến rộng rãi từ vào năm 1987 với sự ra đời của báo cáo Our Common Future, hay còn gọi là Báo cáo Brundtland. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là tư tưởng và mầm mống của phát triển bền vững đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, qua nhiều giai đoạn khác nhau.

  • 1713: Hans Carl von Carlowitz (1645–1714) – một quan viên khai thác mỏ ở Sachsen (Đức) – xuất bản cuốn Sylvicultura oeconomica, lần đầu nêu lên ý tưởng “Nachhaltigkeit” (tính bền vững) trong quản lý rừng, với nguyên tắc chỉ khai thác lượng gỗ tương đương khả năng tái sinh tự nhiên của rừng
  • 1980: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) công bố World Conservation Strategy, trong đó lần đầu tiên dùng thuật ngữ “sustainable development” và đặt nó thành ưu tiên toàn cầu nhằm cân bằng giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội.
  • 1987: Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển của LHQ (WCED) phát hành báo cáo Our Common Future (Báo cáo Brundtland), định nghĩa chính thức “phát triển bền vững” là “satisfy the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs” và giúp khái niệm này trở nên phổ biến toàn cầu.

Dấu mốc quan trọng nhất chính là năm 1987, khi Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới của Liên Hợp Quốc (WCED), do bà Gro Harlem Brundtland (nguyên Thủ tướng Na Uy) làm chủ tịch, công bố báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”.

Báo cáo này đã đưa ra định nghĩa kinh điển và được thừa nhận rộng rãi nhất về phát triển bền vững:

“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.” (Sustainable development is development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs.)

Có ba trụ cột chính của phát triển bền vững:

Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế bền vững nhằm mục tiêu tạo ra sự phồn thịnh và ổn định kinh tế mà không làm kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến hậu quả tiêu cực về lâu dài.

Xã hội: Công bằng xã hội và việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận với giáo dục, y tế và cơ hội làm việc trong một xã hội ổn định và công bằng.

Môi trường: Bảo vệ và bảo tồn môi trường cho tương lai, bao gồm việc giảm thiểu ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

17 mục tiêu phát triển bền vững

Năm 2015, Liên Hợp Quốc thông qua Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs). Tài liệu này gồm 17 mục tiêu cụ thể, từ chấm dứt đói nghèo, bảo vệ môi trường đến bảo đảm giáo dục chất lượng, được xem như định hướng phát triển bền vững cho toàn cầu đến năm 2030. Cụ thể là:

  • Không còn đói nghèo
  • Xóa đói, không để ai bị bỏ lại phía sau
  • Sức khỏe tốt và cuộc sống lành mạnh
  • Giáo dục chất lượng
  • Bình đẳng giới
  • Nước sạch và vệ sinh
  • Năng lượng sạch, giá cả phải chăng
  • Việc làm tốt và tăng trưởng kinh tế
  • Công nghiệp, đổi mới sáng tạo và cơ sở hạ tầng
  • Giảm bất bình đẳng
  • Thành phố và cộng đồng bền vững
  • Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm
  • Hành động vì khí hậu
  • Sự sống dưới nước
  • Sự sống trên cạn
  • Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh
  • Quan hệ đối tác vì các Mục tiêu

Phát triển Bền vững ở Việt Nam

Ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 115 mục tiêu cụ thể. Sau đó, Quyết định số 681/QĐ-TTg về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 đã được ban hành ngày 04/6/2019. Tiếp sau đó là Nghị quyết Về phát triển bền vững (Nghị quyết số 136/NQ-CP), được ban hành ngày 25/9/2020.

Gần đây nhất là Quyết định 841/QĐ-TTg có hiệu lức từ ngày 14/7/2023 về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 với 117 chỉ tiêu như: đến 2030, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội 60%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020; tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người 7500 USD; trị giá hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng bình quân 5 – 6%/năm giai đoạn 2026-2030;… Quyết định này thay thế Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.

Theo Báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) quốc gia năm 2020, Việt Nam có khả năng đạt được 5 trong số 17 mục tiêu SDGs đến năm 2030, gồm Mục tiêu 1; 2; 4; 13 và 17. Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 51/165 quốc gia về điểm chỉ số SDG.

>>>>Xem thêm Báo cáo Mục tiêu phát triển bền vững 2023 của Liên Hợp Quốc tại đây

Bạn có thắc mắc cần chúng tôi giải đáp

Bạn có thắc mắc cần chúng tôi giải đáp Gửi câu hỏi ngay
Liên hệ tư vấn
Vui lòng điền đúng thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua email

    Gửi ngay
    Liên hệ tư vấn
    Vui lòng điền đúng thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua email

      Tải ngay